Mẹo hay phòng chống trẻ quấy khóc về đêm cho các mẹ

Trẻ quấy khóc về đêm không chỉ làm ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ, mà còn làm cho mọi người trong gia đình cũng sẽ mệt mỏi theo khi phải thức đêm để dỗ cho con, dẫn đến những mệt mỏi do không ngủ đủ giấc, làm ảnh hưởng đến công việc. Vậy có mẹo hay phòng chống trẻ quấy khóc về đêm cho các mẹ hay không? Hãy cùng tìm hiểu.
Nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng khi trẻ quấy khóc về đêm, đêm nào cũng tỉnh dậy khóc đến 4, 5 lần và khó dỗ để cho con ngủ lại. Khi trẻ quấy khóc về đêm thường không có nguyên nhân chính xác cụ thể nào cả.
Tuy nhiên, có 2 hướng để cho cha mẹ dự đoán là: thứ nhất là trẻ mắc phải những triệu chứng không nguy hiểm được liệt bên dưới. Thứ 2 là do trẻ có vấn đề liên quan từ hệ thần kinh.
tre quay khoc ve dem
Tình trạng trẻ quấy và khóc ban đêm là rất phổ biến

Những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ quấy khóc về đêm:

Có một số nguyên nhân làm trẻ quấy khóc đêm các mẹ có thể tham khảo dưới đây

Làm gì khi trẻ quấy khóc về đêm

-        Trẻ khó chịu do đau bụng, chướng bụng, hoặc đầy bụng, trường hợp này thường liên quan đến hệ tiêu hóa từ trẻ có thể là trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
-         Trẻ mọc răng nên gây sốt, ngứa.
-         Trẻ quá nóng hoặc quá lạnh.
-         Do trẻ thiếu vitamin hoặc bị thiếu canxi.
-         Phòng ở cho trẻ quá bí hoặc ẩm thấp.
-       Trẻ khóc do ngủ mơ. Buổi tối trẻ hoạt động quá nhiều, trong giai đoạn đầu mà mới đi nhà trẻ, cũng thường dễ khóc nằm mơ vào ban đêm.
-         Do thay đổi thời tiết, hoặc là tiêm phòng gây đau, sốt tạm thời cho trẻ.
Nếu biết được nguyên nhân làm trẻ quấy khóc về đêm sẽ giúp các ông bố bà mẹ có biện pháp thích hợp để khắc phục tình trạng mệt mỏi khi mỗi đêm phải thức để dỗ dành trẻ ngủ. 

Mẹo hay phòng chống trẻ quấy khóc về đêm cho các mẹ

Tạo không gian ngủ lý tưởng cho bé

Phòng ngủ chính là nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ dành cho bé. Do vậy, mẹ cần chú ý đến không gian cùng với trang thiết bị trong phòng. Điều kiện chính là phòng ngủ cần mát mẻ và tối. Nhiệt độ lý tưởng cho bé khoảng 27-28 độ C. Với trời nóng, mẹ cóc thể bật thêm quạt trần hoặc quạt cây để phe phẩy. Giường cũi dùng cho bé cũng cần thân thiện và an toàn cho trẻ. Với trẻ sơ sinh, mẹ nên dùng túi ngủ thay cho những chiếc chăn để quấn hờ. Còn nếu trẻ nằm trên giường thì bố trí có những thanh để chắn cho an toàn giúp trẻ không ngã khỏi giường.
Giữ vệ sinh sạch sẽ chỗ ngủ:
Khi bé tè ướt hay bỉm quá tải sẽ làm cho trẻ bứt rứt không thể ngủ được ngon giấc. Do vậy việc của mẹ là cần đảm bảo cho con có chiếc nôi luôn sạch sẽ, êm ái, gọn gàng để bé luôn cảm thấy ấm áp, khô ráo. Khi trong bụng mẹ, thân nhiệt của bé luôn được giữ cho ổn định, tuy nhiên, khi bé chào đời nhiệt độ bên ngoài sé thấp hơn với nhiệt độ mà trẻ quan ở trong bụng. Vì thế, bé nhiễm lạnh sẽ làm gián đoạn đến giấc ngủ, ngủ không được ngon mà còn làm cho trẻ cảm lạnh, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Mùa hè thì mẹ nên bật điều hòa cho con khoảng 28- 29 độ C, kèm cùng với chậu nước để tránh khô da, khô mũi của con. 
meo giup tre het quay khoc ve dem
Phòng ngủ của trẻ luôn cần sạch sẽ thoáng mát

Trước khi ngủ cần cho trẻ bú đủ no:

Bé sẽ chỉ thực sự có được giấc ngủ sâu và không bị gián đoạn nếu bé được bú no. Bạn nên biết do trẻ sơ sinh có dạ dày nhỏ nên bé chỉ bú được ít một mỗi lần. Điều này chính là bé sẽ tỉnh giấc sau vài tiếng để bú, thông thường là từ 3- 4 giờ là bé sẽ tụ dậy để bú. Bé sẽ tự thức để bú, sau khi no nê sẽ tiếp tục ngủ lại. Tuy nhiên, các mẹ cần biết là không được để cho trẻ sơ sinh ngủ lâu liên tục hơn 5 giờ mà không dậy bú. Điều này sẽ làm cho bé không có đủ chất dinh dưỡng để phát triển hoàn thiện. Với trường hợp này, bạn nên đánh thức con, để con bú, sau 1 lúc thì đặt cho bé ngủ lại.
Các mẹ nên tìm hiểu: Biếng ăn ở trẻ nhỏ nguyên nhân do đâu?

Cho bé thời gian để tự ru ngủ

Ngày đầu tiên để tập cho bé tự ngủ thâu đêm, khi giữa đêm bé có giật mình tỉnh và khóc thì mẹ cũng không nên vội vàng bế trẻ lên nựng mà dành cho bé khoảng 5 phút để cho bé tự ru ngủ trở lại. Sau 5 phút, bé vẫn không ngừng khóc thì mẹ nên vỗ cho bé nhẹ nhàng, dỗ dành khoảng 2 phút xong đặt cho bé nằm ngủ trở lại dù cho lúc đó bé có còn khóc hay không. Nếu sau 10 phút, bé vẫn khóc, thì tiếp tục làm như vậy. Khoảng cách dỗ dành cho trẻ nên cách dần từ: 5, 10, 15 phút đến lúc khi bé ngủ trở lại.
Hầu hết, các bé sẽ làm quen với chương trình này sau khoảng từ 3- 5 ngày. Vì vậy, mẹ cần phải cứng rắn để giúp cho trẻ vào nền nếp. 
Share on Google Plus

About Unknown

0 nhận xét:

Đăng nhận xét